Du lịch Hàn Quốc - Ấn tượng với Harubang

21:00 |
Du lịch Hàn Quốc. Từ yếu tố truyền thống được xây dựng một cách khoa học, tượng đá Harubang nay trở thành hình ảnh giá trị cho du lịch xứ sở kim chi - một nét văn hóa và cũng là món quà để du khách háo hức mua về.

Và câu chuyện du khách bỏ USD để mua… đá từ ngành Du lịch Hàn Quốc có lẽ đã trở thành kinh nghiệm cho ngành du lịch thế giới. 


Tượng Harubang trên đảo Jeju - Ảnh: Lê Hòa

Với Du lịch Hàn Quốc, bất cứ miền đất nào bạn đặt chân đến, dù là bãi biển, đảo, các địa danh nổi tiếng, những giá trị văn hóa luôn được kể song hành cùng vẻ đẹp của tự nhiên. Một trong những nét tiêu biểu đó là Harubang, biểu tượng mà bạn có thể gặp ở bất cứ nơi đâu trên xứ Hàn.

Lần đầu tới thăm quan đất nước Hàn Quốc, đa số khách ngoại quốc đều ấn tượng với hình ảnh Harubang - tượng đá hình người. Trên xứ sở này, Harubang có mặt ở khắp mọi nơi từ đền chùa, bãi biển, trường học hay các công viên… Những năm gần đây, mỗi chuyến du lịch đến xứ kim chi, du khách vẫn háo hức với bức ảnh chụp cùng tượng đá Harubang cỡ lớn hay món quà nhỏ xinh - tượng Harubang được gọt từ đá với hình thù độc đáo.

Trong nền Du lịch Hàn Quốc, sự phát triển của hệ thống nhà hàng mang tên Harubang với biểu tượng ông già đá là logo chính cũng được coi là một điểm nhấn đáng kể. Ngoài ra, trên các trang web văn hóa, Du lịch Hàn Quốc, du khách có thể dễ dàng tìm thấy lời giới thiệu về Harubang cùng những câu chuyện văn hóa độc đáo xung quanh. Thật sự, Harubang vốn là hình ảnh văn hóa truyền thống nhưng đã trở thành bài học đáng quý về kinh nghiệm phát triển ngành du lịch của “đất nước hoa anh đào trắng”.

Jangseung vốn là cột đo cây số được đục nạo hình mặt người. Khoảng hơn 200 năm trước khi Saman giáo vẫn là tôn giáo chính trên xứ sở Cao Ly, người dân tập trung niềm tin vào một số vị “thần hộ mệnh”. Khi ấy, jangseung được dùng từ ý tưởng của từ "jangsaeng bulsa" - với tinh thần “live long and never die” (tạm dịch “sống lâu và bất tử”).

Tại các ngôi làng ở nông thôn, đặc biệt những làng chài ven biển, người dân thường đặt jangseung theo cặp trên con đường chính dẫn vào mỗi làng. Người Hàn vẫn coi jangseung là những vị thần hộ mệnh trừ bệnh tật hiểm họa và mang lại hạnh phúc cho dân làng.

Cũng theo sự phát triển của thời gian, jangseung có thể được dựng từ nhiều loại chất liệu khác nhau như tre, gỗ hoặc đá. Bởi jangseung ở mỗi địa phương đóng vai trò, giữ một niềm tin khác nhau, do vậy có sự khác nhau trong nguyên liệu dựng cũng như vị trí đặt.

Điều chung nhất về jangseung có lẽ là sự biểu lộ cảm xúc từ nét khắc trên khuôn mặt. Người dân xứ Cao Ly quan niệm biểu hiện dữ dội trên khuôn mặt “vị thần hộ mệnh” sẽ đem đến nỗi sợ hãi cho ma quỷ. Do vậy tượng jangseung thường mang hình mặt người méo mó, nổi bật nhất ở đôi mắt lồi và răng nanh. Ngoài ra còn có thể có mũi phồng có hình củ hành hoặc khoai tây và luôn đội mũ.

Một số câu chuyện kể khiến người dân tin rằng các vị thần này có khả năng bảo vệ làng mạc khỏi những bất hạnh như bệnh tật hay thiên tai, đem đến vụ thu hoạch tốt và sự bình yên cho con cái.

 
Tượng Harubang trên đảo Jeju - Ảnh: Lê Hòa

Biểu tượng Jangseung trong Trường Đại học Ulsan - Ảnh: D.Nguyễn

Trên mỗi vùng miền đất nước jangseung lại được gọi với những tên gọi khác nhau, tùy theo quan niệm và truyền thống của người địa phương, như halabugi, halmunidangsan, chunha daejanggun, susal hay soosal... Một số tên khác như beoksu ở vùng yeongnam, harabeoji ở Honam - Seoul, hoặc Harubang ở đảo Jeju.

Biểu tượng văn hóa du lịch độc đáo

Khi nhắc đến Hàn Quốc, đảo Jeju có lẽ là địa danh quen thuộc mà bất cứ vị khách yêu thích du lịch Đông Á nào cũng biết. Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo như người cá, thăm làng truyền thống… hình ảnh đảo ngọc Jeju còn ghi dấu với du khách bởi hình ảnh của... đá.

Đá có mặt khắp mọi nơi, đủ các loại đá với hình thù độc đáo, có thể được kiến tạo bởi con người hoặc tự nhiên. Và Harubang vốn là tên gọi riêng của người dân đảo Jeju dành cho vị thần hộ mệnh làng ven biển xưa. Nhưng với sự phát triển của du lịch hòn đảo ngọc này, Harubang được nhắc đến như một biểu tượng văn hóa du lịch độc đáo, được dùng để gọi tên cho “tượng đá mặt người” khắp nơi trên đất nước Hàn.

Harubang là gọi tắt của dol-harubang (dol theo tiếng Hàn có nghĩa là đá, Harubang được hiểu là ông/ông già). Harubang cơ bản mang ý nghĩa và quan niệm như mọi Jangseung trên khắp đất nước Hàn Quốc, nhưng được làm từ đá đen, với đủ các kích thước lớn nhỏ. 


Khuôn mặt “ông già đá Harubang” tại chùa cổ Haedong Yongkungsa (Busan) - Ảnh: Cao Nguyễn Khoa Nam


Harubang nhỏ được bày bán tại làng cổ Seongsan - Ảnh: Budgettravel2korea

Harubang có mặt tại các bãi biển du lịch, chùa chiền, công viên hay khuôn viên trường đại học… Bất cứ địa danh du lịch nổi tiếng nào như bãi biển Haeundae, Gwangalli (Busan), chùa cổ Haedong Yongkungsa (Busan), công viên Grand Park (Seoul), làng truyền thống Yangdong (Gyeongju), đảo Jeju, đảo Nami… đều có mặt các ông già đá Harubang canh giữ.
 

Những món quà lưu niệm dễ thương nhưng mang đầy tính biểu tượng của Hàn Quốc - Ảnh: Koreaholic

Nhiều năm nay, Harubang cỡ nhỏ được xem là thành công lớn của ngành du lịch xứ Hàn. Bởi chỉ đơn giản từ đá, được đục nạo nhỏ xinh, truyền theo những câu chuyện và ý nghĩa văn hóa, Harubang đã trở thành biểu tượng của sức khỏe, thịnh vượng, thành đạt và sum vầy con cái. Cũng vì thế, Harubang là món quà mà bất cứ khách du lịch nào tới thăm bán đảo Hàn Quốc đều tìm mua làm kỷ niệm.

ĐK Tổng Hợp


Xem chi tiết…

Du lịch Hàn Quốc đến biển Busan với vẻ đẹp quyến rũ

20:51 |
Du lịch Hàn Quốc, Nhắc tới  Hàn Quốc ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Seoul, du khách còn được tới thăm đảo Cheju - điểm hẹn tình yêu, đảo Nami làm du khách mê hồn.
Và không thể không nhắc tới địa danh bãi biển Busan một nơi diễm lệ xứng danh “thiên đường du lịch” nổi tiếng với các bờ biển, suối nước nóng và các khu bảo tồn tự nhiên ở thành phố lớn thứ hai của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp này.
Những bãi tắm biển tại thành phố Busan giờ đây không chỉ đơn thuần là không gian tắm biển, các trò chơi dưới nước mà đang dần trở thành khu trung tâm văn hóa nghệ thuật, giải trí của các tầng lớp du lịch.


Busan được thiên nhiên ưu đãi cho một vẻ mặt hết sức xinh đẹp


Số lượng mở cửa đón khách ngày càng tăng lên theo con số thống kê của ngành du lịch

Busan biển về đêm

Du khách tới nghỉ dưỡng tại các bãi biển
Thành phố Busan nổi tiếng với các bãi biển như: biển Haeundae, biển Gwangalli, biển Songdo, biển Songjeong, Công viên thủy sinh Pusan: Khu tiện nghi tiên tiến này là một trong những công viên thủy sinh hàng đầu Hàn Quốc. Đây là một trong những khu vực nổi tiếng nhất, đến đây, chắc chắn du khách cũng sẽ tận hưởng trải nghiệm đặc biệt.

Ngoài ra, bạn có thể khám phá chợ cá – đặc sản của vùng biển Busan với hàng ngàn loại cá biển lạ mắt tươi ngon được đánh bắt về tiêu thụ trong vùng. Chợ cá Jagalchi là chợ hải sản lớn, đại diện cho Pusan nổi tiếng khắp trong cả nước
.
Busan địa danh du lịch nổi tiếng mà bất cứ du khách nào đến đây cũng không thể bỏ qua.


Thời điểm tuyệt vời nhất để đến Busan là mùa thu và mùa hè


Khám phá nền văn hóa cổ truyền của đất nước Hàn Quốc


Dịch vụ tại các khách sạn đáp ứng sự hài lòng của khách du lịch

Không chỉ vậy, đến với Busan, du khách còn có thể thưởng ngoạn những tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, mang đậm chất văn hoá nghệ thuật cổ truyền của người dân Hàn Quốc khiến thời gian trải nghiệm ở đây càng thêm thú vị.

Tăng thời gian mở cửa đón khách, cùng với kế hoạch biến các bãi biển thành sân khấu văn hoá nghệ thuật, thành phố Busan đang trở thành điểm du lịch thu hút đông đảo khách tham quan trong mùa hè năm nay.

Bãi tắm Busan là lựa chọn yêu thích của gia đình bạn trong hè này.


Các loại hình dịch vụ đáp ứng quan sát trọn vẹn tầm nhìn thành phố Busan

Thành phố cảng Busan mang vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng


Khí hậu mát mẻ, thu hút sự chú ý của khách du lịch tới đảo

ĐK Tổng Hợp

Xem chi tiết…

Du lịch Hàn Quốc 7 ngọn núi bạn không nên bỏ qua

20:43 |
Du lịch Hàn Quốc từ lâu đã nức tiếng với cảnh thiên nhiên tươi đẹp, quyến rũ, trong đó, vẻ kỳ vĩ của núi non nơi đây có khả năng làm đắm say mọi du khách trên thế giới.


Một ngọn núi đẹp ngất ngây thuộc Công viên quốc gia Seoraksan.

Hàn Quốc được mệnh danh là đất nước nhiều núi với 70% cảnh quan là núi non. Do đó, sẽ là một chuyến đi không trọn vẹn nếu đến Hàn Quốc mà không tham quan những ngọn núi đẹp nhất của xứ sở này.

Thời điểm tuyệt vời nhất để ngắm cảnh núi non xứ Hàn vào mùa thu hoặc mùa đông khi không chỉ những ngọn núi trở nên quyến rũ, kỳ vĩ hơn trong sương, mây hoặc tuyết trắng mà các con đường dẫn lên núi cũng đẹp như tranh.

Thời điểm này ở Hàn Quốc, mùa thu đang độ chín. Các lối mòn dẫn lên núi được nhuộm bởi sắc vàng và đỏ của cây cối mùa thay lá. Cuối năm, khi đông tới, cảnh quan nơi đây được tuyết nhuộm trắng tinh khôi, bất tận.
Dưới đây là 7 ngọn núi đẹp nhất của Hàn Quốc:

1. Núi Seoraksan
 

Đây không phải là ngọn núi cao nhất hay đẹp nhất của xứ Hàn. Ngọn núi cao nhất của Hàn Quốc là Hallasan trong khi đẹp nhất phải kể đến núi Geumgangsan. Tuy nhiên, Seoraksan là ngọn núi khách du lịch thích tới vãn cảnh nhất. Cao 1.708m, Daecheongbong là đỉnh cao nhất của Seoraksan. Đây là chiều cao lý tưởng cho những ai mới tập leo núi.

Một chuyến thăm quan núi Seoraksan mất ít nhất ba giờ, tuy nhiên, thời gian chính xác còn tùy thuộc vào điểm xuất phát và trạm dừng chân cuối cùng của du khách.

Thông thường, khách du lịch tới núi Seoraksan thường chọn hành trình kéo dài trong hai giờ từ chân núi tới đỉnh Ulsan Bawi cao 876m.

Đứng từ trên cao, phóng tầm mắt xuống thung lũng Cheonbuldong, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ của rừng cây mùa thay lá. 

2. Núi Bukhansan

Seoul, Thủ đô của Hàn Quốc có tất cả 7 ngọn núi. Tuy nhiên, lớn nhất trong số này là núi Bukhansan, còn được gọi là “lá phổi của Seoul”.

Từ đỉnh Baegundae (đỉnh núi cao nhất của Seoul, thuộc núi Bukhansan) nhìn sang bên cạnh, đỉnh Insubong (cao 804m) trông như một đống kem bởi được phủ bởi những tầng mây trắng xốp.

Du khách thường mất ba giờ cho một chặng hành trình leo lên đỉnh Baegundae. Trong đó, tuyến đường bắt đầu từ Trung tâm hỗ trợ Bukhansanseong gần nhà ga xe điện ngầm Gupabal tới đỉnh Baegundae là phổ biến nhất. 

3. Núi Taebaeksan
 

Điểm ấn tượng nhất trong chuyến hành trình leo lên đỉnh Cheonjedan của núi Taebaeksan là những “bông hoa tuyết” rải khắp mọi con đường. Có truyền thuyết cho rằng Dangun, người sáng lập ra vương quốc Goguryeo cổ đại của Hàn Quốc, đã được sinh ra trên ngọn núi Taebaeksan. Trên đỉnh cao nhất của Taebaeksan hiện nay vẫn còn một “bàn thờ tế lễ thần linh” gọi là Cheonjedan. Vào những thế kỷ trước, người ta thường tới Cheonjedan để thực hiện các nghi lễ tôn vinh các vị thần và cầu những điều may mắn, tốt đẹp.

Thời điểm thăm quan núi Taebaeksan tuyệt vời nhất là vào mùa đông. Lúc này, Taebaeksan tựa như một vườn hoa tuyết bao la, bất tận khi các nhánh cây được bao bọc bởi một lớp băng giá sáng lấp lánh.

4. Núi Songnisan


Songnisan có nghĩa là “thoát khỏi trần tục”, với ngụ ý ví von cảnh quan nơi đây đẹp tựa thiên đường. Quả thật, Songnisan là một trong những ngọn núi đẹp nhất xứ Hàn. Vào mùa thu, toàn bộrừng cây ở Songnisan chuyển sang màu đỏ tươi, rực rỡ phủ lên những vách đá có hình thù kỳ lạ, tuyệt đẹp.

Đỉnh cao nhất của Songnisan là Cheonwangbong (1.058m) nhưng đẹp nhất phải kể đến đỉnh Munjangdae (cao 1.054m) được bao phủ bởi những tầng mây bồng bềnh, mềm mại như bông. Từ đỉnh Munjangdae phóng tầm mắt ra xung quanh và xuống thung lũng bên dưới, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên ngoạn mục, kỳ vĩ. Nếu xuất phát từ ngôi đền phật giáo Beopjusa, du khách mất khoảng ba giờ để lên tới đỉnh Munjangdae.

5. Núi Jirisan

 

Jirisan là một trong những ngọn núi cổ, hùng vĩ nhất của Hàn Quốc. Ngọn núi này nằm trong khuôn viên của công viên quốc gia lớn nhất Hàn Quốc với diện tích 484 km2. Đỉnh cao nhất của Jirisan là Cheonwangbong (1.915m), đứng thứ 2 sau ngọn núi cao nhất xứ Hàn là Hallasan. Để leo lên đỉnh cao nhất của Jirisan, du khách thường mất khoảng 5 giờ.

Ngoài ra, vào mùa thu, một trong những điểm quyến rũ nhất của Jirisan là những thung lũng đẹp như tranh, như thung lũng Piagol ở phía Nam ngọn núi.

6. Núi Naejangsan

 

So với những ngọn núi khác, Naejangsan là một ngọn núi khá thấp khi đỉnh cao nhất Sinseonbong chỉ có chiều cao 763m. Tuy nhiên, vẻ đẹp của Naejangsan vào mùa thay lá đã nổi tiếng từ hàng trăm năm trước.

Vào mùa thu, toàn bộ cảnh quan xung quanh núi Naejangsan được phủ bởi sắc vàng tươi và đỏ cam rực rỡ của những khu rừng rập rạm.

Một chuyến leo lên đỉnh Sinseonbong là từ Trung tâm thông tin leo núi, tuyến đường này thường mất ba giờ.

7. Núi Hallasan

 


Núi Hallasan từng là một ngọn núi lửa với các đợt phun trào, giúp hình thành phần lớn đảo Jeju, một hòn đảo nổi tiếng đẹp ngất ngây của Hàn Quốc. Đây cũng là ngọn núi cao nhất của xứ Hàn với đỉnh cao nhất là 1.950m.

Thời điểm tuyệt vời nhất để thăm núi Hallasan là vào mùa đông khi toàn bộ khu vực này được bao phủ bởi tuyết trắng và băng giá, dù thời tiết lúc này rất lạnh cũng như các con đường dẫn lên núi khá trơn trượt và nguy hiểm. Ngoài ra, mùa thu ở Hallasan cũng rất đẹp.

Tuyến đường chinh phục núi Hallasan phổ biến nhất là khởi đầu từ Trung tâm khách du lịch Công viên quốc gia Hallasan rồi đi dọc theo đường mòn Eorimok. Tuy nhiên, tuyến đường này không dẫn du khách tới đỉnh núi có hồ Baeknokdam, vốn là miệng của ngọn núi lửa Hallasan xưa kia.

Do đó, người ta thường chọn cung đường mòn Seongpanak, bắt đầu từ Seongpanak, đi theo hướng Đông, mất nhiều thời gian hơn một chút với khoảng 5 giờ leo núi, du khách có thể chiêm ngưỡng hồ Baeknokdam diễm lệ

ĐK Tổng Hợp

Xem chi tiết…

Du lịch Hàn Quốc - Vẻ đẹp Á Đông

20:32 |
Du lịch Hàn Quốc , khám phá nơi gặp gỡ giữa thiên nhiên và nghệ thuật
Nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc nổi tiếng với những thước phim lãng mạn, các khu mua sắm sầm uất, những cảnh đẹp mê hồn và một nền văn hóa đậm chất Á Đông. Du lịch Hàn Quốc để có cái nhìn bao quát hơn về một “Xứ sở Kim chi” xinh đẹp vốn chỉ được xem qua phim ảnh, sách báo.


Hàn Quốc – mỗi mùa một vẻ

Hàn Quốc với bốn mùa rõ rệt, mỗi mùa mang nét đặc trưng riêng. Mùa xuân được mệnh danh là mùa của lễ hội bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp hòa trong tiết trời trong lành, thời điểm thích hợp để cùng gia đình, bạn bè tụ họp bên nhau, chìm đắm trong không gian lễ hội đầy vui vẻ và nhộn nhịp.

Mùa hè - mùa của trái cây chín mọng, rong biển tươi xanh, kim chi ngon giòn, là dịp thuận lợi để thưởng thức các món ăn đa dạng. Mùa thu bắt đầu từ tháng 9, khí trời nhẹ nhàng, mát mẻ. Vào mùa này, ai ai cũng muốn đến những dãy núi nổi tiếng để ngắm những chiếc lá phong đầy màu sắc. Mùa đông là thời gian tuyệt vời để đi trượt tuyết hay thư giãn ở các suối nước nóng.



Danh lam thắng cảnh – trầm bổng những cung bậc cảm xúc

Hàn Quốc quyến rũ du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống và những công trình kiến trúc đậm chất Á Đông nổi bật như:

- Thủ đô Seoul kết hợp hài hoà vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính với Cung điện hoàng gia Kyongbok - công trình nghệ thuật nổi tiếng có phong cách kiến trúc độc đáo, đẹp nhất Seoul; làng văn hóa dân gian Hàn Quốc - viện bảo tàng sống, nơi mọi người đến để tìm hiểu thêm về văn hoá truyền thống Hàn Quốc, Nhà Xanh, núi Bugaksan, dòng suối Cheongyecheon…



- Đảo Jeju nổi bật với bãi cát trắng mịn, phong cảnh thanh bình, bờ biển hoang sơ cùng những cánh đồng hoa thơm ngát, quê hương của những quà tặng thiên nhiên làm say lòng người như thác Cheonjiyeon, vách đá Jusangjeolli hình lục giác độc đáo, công viên Hallim, bãi biển Yongduam có tượng đá hình đầu rồng, con đường ma quái hay công viên tình yêu Love Land, phố mua sắm Tapdong.


- Đảo Nami - một địa điểm du lịch lý tưởng dành cho những ai yêu thích sự thơ mộng và yên bình. Nơi đây sở hữu phong cảnh thiên nhiên trữ tình, thời tiết chan hòa, bãi cỏ xanh mướt cùng những hàng hạt dẻ và bạch dương bao quanh. 


Ẩm thực Hàn Quốc – sức hấp dẫn lạ kì

Không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp tự nhiên và nền văn hóa đa dạng, “Xứ sở Kim chi” còn được biết đến là đất nước có ẩm thực tinh tế, đậm đà bản sắc riêng. Nguyên liệu, gia vị được hòa trộn khéo léo và sự kết hợp màu sắc trong các món ăn quen thuộc như Kim chi, Bibimbap (Cơm trộn) , Naengmyeon (Mì lạnh), Bulgogi (Thịt nướng), Ja-Jang-Myeon (Mì đen)…từ lâu đã trở thành tiếng nói chung của người dân xứ Hàn.



Trung tâm mua sắm – lực hút khách phương xa

Hàn Quốc là một trong những thiên đường mua sắm ở châu Á. Những khu mua sắm thu hút nhiều du khách nhất khi Du lịch Hàn Quốc phải kể đến là Chợ Namdaemun (Seoul) mở cửa gần như suốt ngày đêm, hàng ngàn cửa hàng thời trang, đồ gia dụng, vải vóc, nữ trang, nhân sâm, linh chi…, Lotte Duty (Busan) - một không gian rộng lớn tập trung những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới với mẫu mã mới nhất và chất lượng tốt nhất…


Hàn Quốc còn rất nhiều điểm hấp dẫn chờ bạn khám phá.

Đăng kí tour Du lịch Hàn Quốc 6 ngày 5 đêm tại cty du lịch Đất Việt Tour để khám phá quốc gia xinh đẹp này với nhiều ưu đãi về giá, quà tặng. 
Quý khách vui lòng liên hệ: 
Tư vấn & đặt tour: (08) 3894 1794
Hot line: 0968 758 768 - 0913 683 566 
để biết thêm thông tin chi tiết.
Xem chi tiết…

Kim Chi - món ăn truyền thống của người Hàn Quốc

19:45 |
Kim chi (Hangeul: 김치, La-tinh hóa: gimchi hoặc kimchee) là một món ăn truyền thống của người Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Thời xưa trong tiếng Triều Tiên thường được phát âm là chim-chae (Hangeul: 침채; chữ Hán: 沈菜), nghĩa là "rau củ ngâm". Tuy nhiên, do sự thay đổi về mặt phát âm, nên từ kim chi (김치) không có gắn liền với chữ Hán gốc của nó. Món ăn này được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị chua cay.
Kim Chi được xem như một trong những món ăn điển hình của ẩm thực Triều Tiên. Ở Triều Tiên, kim chi được dùng trong hầu hết các bữa ăn và là một thành phần của nhiều món ăn như: kimchi jjigae (canh kim chi), kimchi bokkeumbap (cơm chiên kim chi).
Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau, hầu hết các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay.
Kim Chi có một lịch sử lâu đời. Một số nguồn cho rằng Kim chi có thể đã xuất hiện chừng 2600-3000 năm trước.[dubious – thảo luận] Văn bản đầu tiên miêu tả về Kim Chi có thể tim thấy trong cuốn Kinh Thi (chữ Hán:詩經). Trong Kinh Thi, Kim chi được gọi là "ji" (Chữ Hán:漬) (phiên âm Hán Việt:Tí, nghĩa gốc là Ngâm, tẩm thấm), trước khi nó được gọi là "Chimchae" (chữ Hán:沈菜) (Phiên âm Hán Việt: Trầm thái, nghĩa gốc là rau củ ngâm).

Kim Chi truyền thống được chế biến đơn giản từ cải thảo và nước muối, nhưng vào thế kỷ thứ 12, thành phần Kim Chi có thêm nhiều gia vị khác để tạo ra sự đa dạng trong hương vị, như là vị chua và ngọt, và màu sắc của Kim chi, như là trắng và cam.
Ớt, thứ bây giờ là thành phần chính trong hầu hết các biến thể của Kim chi, không có mặt ở Triều Tiên cho đến thế kỷ 17. Ớt có nguồn gốc từ Châu Mỹ và được các thương gia Tây phương đem đến Châu Á, đặc biệt qua việc buôn bán của người Bồ Đào Nha ở Nagasaki. Công thức chế biến Kim chi với ớt và baechu (Hangeul:배추), hay bắp cải có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt đầu phổ biến ở thế kỷ 19 và thứ baechu kimchi (Hangeul:배추 김치) (có thể hiểu là Kim chi bắp cải) tiếp tục là kiểu Kim chi phổ biến nhất và được ưa thích nhất của Kim chi ngày nay.
Sau Đây mình sẽ hướng dẫn các bạn các làm Kim Chi
Chọn cải.
Nhiều loại cải có thể làm kim chi, tuy nhiên ngon nhất vẫn là cải thảo. Khi chọn cải cần lựa những cây còn tuơi, có búp non.
Để kim chi giòn
Muốn cho kim chi giòn, ngon thì cải nên để cả cây hoặc nguyên tàu rửa sạch, để ráo nước, phơi héo trong bóng râm. Nếu có các nguyên liệu đi kèm như cà rốt, củ cải…tất cả cũng phải được bào mỏng rồi phơi héo.


Cách làm kim chi : Gia vị dùng để muối kim chi truyền thống gồm ớt, đường, nước mắm, tỏi, gừng… tuy nhiên để tăng thêm hương vị bạn có thể thêm táo, lê xay nhuyễn, hẹ cắt khúc.

Có nhiều cách để muối kim chi, muối theo kiểu ăn xổi (ăn liền sau khi muối khoảng 10 giờ) hay để lâu (khoảng 5 ngày) dùng dần. Dưới đây là cách muối đơn giản bạn có thể áp dụng:

Kim chi ăn liền: 1 kg cải thảo, 3 muỗng canh bột ớt, 50 gr hẹ, 1 trái táo, lê, 5 trái ớt đỏ Đà Lạt, 2 muỗng canh nước mắm, 20 gr muối, 50 gr đường, 1 muỗng canh bột ngọt. Cải thảo làm sạch, phơi héo trong bóng râm. Táo, lê, ớt đỏ Đà Lạt, bột ớt xay nhuyễn. Cho tất cả cải thảo, hỗn hợp táo, lê, ớt, nước mắm, muối, đường, bột ngọt, trộn đều, hẹ cắt khúc để lên trên. Ủ kim chi khoảng 10 giờ là có thể dùng được. (Hướng dẫn: đầu bếp Phạm Thanh Phương).

Kim chi để lâu: 1 kg cải thảo, 100 gr cà rốt, 100 gr gừng gọt vỏ, cắt sợi, 10 tép tỏi cắt lát, 50 gr ớt bột Hàn Quốc, 10 gr ớt bột Huế, 10 trái ớt sừng đỏ, 1 muỗng cà phê muối rang, 2 muỗng canh nước mắm. Cải thảo làm sạch, để nguyên tàu, không cắt miếng. Phơi hơi héo. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi. Trộn hỗn hợp gia vị : muối, ớt các loại, nước mắm, tỏi, gừng. Xếp cải vào thau, cứ một lớp cải, một lớp gia vị, lớp trên cùng là gia vị. Đậy kín, sau 5 ngày sẽ có món kim chi ngon.

Xem chi tiết…